Kết quả Trưng cầu dân ý Krym 2014

Ngày 18.03, Putin và Aksjonow ký hợp đồng nhận bán đảo Krym là một phần của nước Nga.[19]
Ngày 19.03, chính phủ Ukraina loan báo là sẽ rút binh lính và gia đình họ ra khỏi bán đảo Krym.[20] Bộ Ngoại giao của Ukraina tuyên bố là sẽ không tiếp tục chức vụ chủ tịch Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS) mà họ đang giữ.[21] Cùng ngày hội đồng an ninh quốc gia Ukraina biểu quyết là Ukraina rút toàn bộ ra khỏi tổ chức này.[22]
Ngày 27.03, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết trong đó tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý tại Krym, dẫn đến việc bán đảo này sáp nhập vào Nga, là bất hợp pháp, đồng thời tái khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. 100 nước đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý tại Krym bất hợp pháp. 11 nước trong đó có Belarus, Triều Tiên, Cuba, Venezuela, Syria đã bỏ phiếu chống và 58 nước khác, trong đó có Trung Quốc, Campuchia và Việt Nam, bỏ phiếu trắng[23]

Trừng phạt

Ngày 17.03, các ngoại trưởng của khối Liên minh Âu châu đồng ý trừng phạt bằng cách cấm 8 người Ukraina và 13 Nga vào các nước Liên minh Âu châu cũng như phong tỏa tài khoản của họ. Còn Hoa Kỳ chỉ trừng phạt tương tự 4 người Ukraina và 7 người Nga[24]. Mục đích phong tỏa tài khoản số người Ukraina trên của EU là để lấy lại tiền biển thủ hay tham ô của họ.[25].
Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản cho hành động của Nga công nhận nền độc lập của bán đảo Krym là vi phạm chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ của Ukraina, và phản ứng bằng cách ngưng các cuộc đàm phán việc đơn giản hóa thủ tục thị thực nhập cảnh và về các hiệp ước đầu tư mới cũng như một hiệp định du hành vũ trụ [26].
Ngày 20.03 Hoa Kỳ gia tăng trừng phạt bằng cách đưa thêm 19 người Nga vào danh sách bị cấm vào nước Hoa kỳ cũng như nhà băng Rossija. Trong danh sách đó có nhiều người gần gũi cá nhân Putin như tổng giám đốc xe lửa nhà nước Nga Wladimir Jakunin cũng như anh em Arkadij và Boris Rotenberg, những người mà thân cận với Putin từ thập niên 1990. Ngoài ra còn có vua dầu lửa Gennadij Timtschenko. Nhà băng Rossija là nơi mà Putin và nhiều thành viên của nhóm lãnh đạo Nga đầu tư. Washington muốn là nhà băng này không những không được hoạt động tại Hoa Kỳ, mà cả bất cứ nơi nào khác ngoài nước Nga ra. Ở Moskva, Nga phản ứng bằng cách công bố danh sách của 9 chính trị gia và viên chức, mà sẽ không được phép vào Nga nữa. Trong đó có John McCain, phát ngôn viên của Hạ nghị viện, John Boehner và trưởng nhóm đảng Dân chủ trong Thượng nghị viện, Harry Reid. Ngoài ra còn có nhiều cố vấn của Obama cũng nằm trong danh sách này.[27]
Ngày 21.03, nhà băng Rossija cho biết 2 hãng thẻ tín dụng Visa và Mastercard không còn cho thân chủ của họ sử dụng thẻ của 2 hãng này nữa. Cả khách hàng nhà băng Sobinbank, một hãng con của Rossija cũng bị tương tự. Cả nhà băng SMP Bank, được kiểm soát bởi 2 anh em Arkadi và Boris Rotenberg cũng cho biết, là thân chủ của họ cũng không thể trả tiền, hay rút tiền ra bằng 2 thẻ tín dụng này.[28]
ngày 01.04, 28 ngoại trưởng của các nước thành viên NATO quyết định ngưng các hoạt động chung về dân sự cũng như quân sự của NATO với Nga [29].
Ngày 02.04, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ - NASA, theo như trang mạng The Verge dựa vào tin tức nội bộ của cơ quan này, cấm các nhân viên của mình ra vào nước Nga, cũng như người Nga không được vào cơ sở của NASA. Ngoài ra các liên lạc bằng thơ điện tín, điện thoại và hội nghị truyền hình cũng bị đình chỉ. Ngoại lệ là các hoạt động chung tại trạm vũ trụ quốc tế ISS. Từ mùa hè 2011 Hoa Kỳ đưa người lên trạm ISS dùng tàu vũ trụ Soyuz của Nga. Mỗi chuyến đi phải trả cho Nga 70 triệu USD. Tàu vũ trụ mới của Hoa Kỳ sắp chế xong, dự định bay thử trong năm 2014[30].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trưng cầu dân ý Krym 2014 http://www.wienerzeitung.at/nachrichten/europa/eur... http://bazonline.ch/ausland/amerika/Nasa-stoppt-Zu... http://www.nzz.ch/aktuell/international/auslandnac... http://www.businessweek.com/news/2014-03-10/crimea... http://www.huffingtonpost.com/2014/03/06/crimea-re... http://www.latimes.com/world/worldnow/la-fg-wn-cri... http://www.nytimes.com/2014/02/28/world/europe/ukr... http://referendum-rt.com/ http://www.reuters.com/article/2014/03/11/us-ukrai... http://www.reuters.com/article/2014/03/15/us-ukrai...